Thị trường bất động sản phía Nam đổ xổ đầu tư đất nền ở các vùng đất mới

Giới có tiền ở đô thị rủ nhau về các vùng xa xôi săn đất, còn những người nông dân lâu nay chỉ biết đến rẫy, vườn bỗng chốc trở thành tỷ phú và mua nhà thành phố đang tạo nên những làn sóng ngược trên thị trường BĐS phía Nam.

Khách hàng đầu tư săn đất ở những vùng đất mới

Nói đến thị trường bất động sản phía Nam, trước đây mọi người chỉ nghĩ đến TP. Hồ Chí Minh và một số thị trường vùng ven, nhưng hiện nay, cơn sốt đất đã lan tỏa trên diện rộng ở những khu vực trước nay chưa từng được nhắc đến trên thị trường địa ốc như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Long Khánh (Đồng Nai), Bình Phước… Ở những nơi này, câu chuyện nhà nhà tìm đất, người người săn đất đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt là gần các khu vực được quy hoạch sân bay, hay vừa lên thành phố.

Từ giữa năm 2019 đến nay, kể từ sau cột mốc thị xã Long Khánh (Đồng Nai) chính thức lên hạng thành phố, mặc dù về cơ bản, hạ tầng đường sá, hay các vấn đề khác vẫn không có gì thay đổi, nhưng thị trường bất động sản Long Khánh lại chứng kiến cơn sốt đất một cách lạ thường. Theo ghi nhận, giá đất tại nhiều khu vực ở Long Khánh tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với đầu năm nay.

Dự án hót tại TP Long Khánh - Khang Thịnh Golden

Dự án hót tại TP Long Khánh - Khang Thịnh Golden 

Anh Tuấn, một người dân ở xã Bảo Dinh cho biết, anh có một mẫu đất rẫy (10.000 m2), cuối năm 2018, có người đặt vấn đề mua 3,2 tỷ đồng nhưng anh không bán, song mới đây khi nghe thông tin anh có ý định bán đất, rất nhiều người tìm đến hỏi mua và cuối cùng anh đã chốt bán cho một khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh với mức giá 10 tỷ đồng.

“Sau khi bán đất, tôi đã mua một căn nhà ở quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) cho con ở học, số tiền còn lại gửi ngân hàng lấy lãi”, anh Tuấn chia sẻ và cho biết, không chỉ riêng anh, mà nhiều người khác ở Long Khánh lâu nay chỉ biết có làm rẫy, làm vườn bỗng chốc đã trở thành những tỷ phú nhờ bán đất.

Không chỉ ở TP. Long Khánh, tại những khu vực nông thôn thuộc các huyện Cẩm Mỹ, Trảng Bom (Đồng Nai), những vùng quê vốn yên bình với nghề làm rẫy, nay cũng không còn yên tĩnh khi dòng người ở nhiều nơi đến đặt vấn đề mua đất ngày một nhiều.

Anh Tính, một người dân ở xã Ông Quế (huyện Cẩm Mỹ) cho biết, gia đình anh có 1,2 ha đang trồng cà phê, do kẹt tiền, cuối năm 2017, anh tính bán 5 sào (1 sào Nam Bộ tương ứng 1.000 m2), giá định bán lúc đó là 250 triệu đồng/sào, nhưng không bán được. Tuy nhiên, mới đây nhiều người vào đặt vấn đề mua đất, anh hét giá lên 700 triệu đồng/sào và đã có người chấp nhận mua 5 sào không cần mặc cả.

“Không hiểu có chuyện gì mà giá đất ở đây tự nhiên tăng mạnh, nhưng thấy giá cao, hơn nữa lâu nay khá ngán ngẩm với cảnh quanh năm làm rẫy, tôi đã quyết định bán 5 sào rẫy để mua nhà ở TP. Hồ Chí Minh cho con ở ăn học”, anh Tính nói và cho biết, không chỉ anh, mà nhiều người khác trong khu vực này vừa qua cũng bán đất rẫy với giá rất cao.

 

Icon động, để lại yêu cầu