Quy Nhơn đang trở mình thành điểm nóng cho đầu tư bất động sản
Loạt hạ tầng thay đổi diện mạo thành phố Quy Nhơn
Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch của tỉnh Bình Định, Quy Nhơn hiện đang thay đổi diện mạo mới với hàng loạt dự án hạ tầng đô thị đang được đầu tư mạnh mẽ.
Hạ tầng thành phố Quy Nhơn đang thay đổi từng ngày.
Đầu tiên phải kể đến việc thành lập Khu kinh tế Nhơn Hội với quy mô khoảng 12.000 ha, theo quyết định 141/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/06/2005.
Xác định rõ vai trò của bán đảo Phương Mai nói chung, Khu kinh tế Nhơn Hội nói riêng là một bộ phận cấu thành cấu trúc đầm phá tự nhiên Thị Nại, các cấp chính quyền Quy Nhơn và Bình Định đã chú trọng phát triển hạ tầng khung một cách đồng bộ, hoàn chỉnh đã tạo ra điểm nhấn cho sự phát triển của khu vực này.
Chính phủ cũng bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thành cảng hàng không quốc tế của tỉnh Bình Định, mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, tạo điều kiện thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Bình Định.
Đặc biệt, theo quyết định ngày 14/4/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh, quy hoạch chung xây dựng TP.Quy Nhơn và vùng phụ cận đến 2020, tầm nhìn đến 2050, trong đó xây dựng cầu Thị Nại 3 quy mô 4 làn xe kết nối Khu kinh tế Nhơn Hội với quốc lộ 1A, hình thành trục giao thông du lịch xuyên Á; Quy hoạch xây dựng cầu Thị Nại 4, quy mô 4 làn xe từ Khu kinh tế Nhơn Hội kết nối với xã Phước Hòa và thị xã An Nhơn, đồng thời kết nối trực tiếp tới sân bay quốc tế Phù Cát, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, du lịch toàn khu vực.
Ngoài ra, theo ghi nhận có 3 dự án giao thông đường bộ lớn tại quốc lộ 19 mới cũng đã và đang gấp rút triển khai, trong đó nổi bật là tuyến đường 19B gắn với Khu kinh tế Nhơn Hội; tuyến cao tốc Bắc Nam kết hợp giao thông đường sắt, đường bộ sẽ gia tăng khả năng tiếp cận dễ dàng của các đoàn xe du lịch; loại hình caravan hay tàu lửa du lịch 5 sao vốn rất thông dụng cho các khách du lịch Châu Âu.
Bất động sản Quy Nhơn kỳ vọng bứt phá sau loạt dự án hạ tầng
Là một trong những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm ông Trần Minh (khách hàng ở Hà Nội) cho biết, các nhà đầu tư hiện nay, đặc biệt là các nhà đầu tư tới từ Hà Nội mạnh dạn hơn rất nhiều trong việc “xuống tiền” ở bất động sản tỉnh lẻ.
Sở dĩ có sự dịch chuyển này là bởi trong khu vực nội đô như Hà Nội hay các thành phố lớn đã bão hòa, trong khi đầu tư bất động sản tỉnh lẻ bao giờ cũng cần ít vốn hơn các trung tâm lớn.
Bên cạnh đó, các “ông lớn” trong ngành bất động sản tìm về các tỉnh để xây trung tâm thương mại, khu dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, thúc đẩy nhà đầu tư cá nhân tìm về các tỉnh lẻ nhiều, khiến giá đất tăng lên.
Theo ông Minh, sau Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định đang trở thành điểm đến đầu tư tiềm năng, nhất là khi UBND tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa phát triển quỹ đất bằng việc kêu gọi các nhà đầu tư vào tham gia phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển khu nhà ở thương mại, khu đô thị mới hiện đại.